Tần số làm tươi (Refresh Rate) trên TV có quan trọng không?

Tần số làm tươi (Refresh Rate) trên TV có quan trọng không?

1. Link tải xuống trực tiếp

LINK TẢI GG DRIVE: LINK TẢI 1

LINK TẢI GG DRIVE: LINK TẢI 2

LINK TẢI GG DRIVE: LINK DỰ PHÒNG

Chuyển đến tiêu đề chính của bài báo [xem]

Tốc độ làm tươi, được đo bằng Hertz (Hz), mô tả số lần hình ảnh được quét lại trên màn hình mỗi giây. Tốc độ làm tươi trung bình ở thời điểm hiện tại là 60Hz, nhưng nếu bạn thường xuyên xem phim với các vật thể chuyển động nhanh, tần số 60Hz có thể khiến hình ảnh bị nhòe hoặc mờ như với TV LCD.

Vì vậy, nếu muốn hình ảnh rõ nét, chắc chắn, các nhà sản xuất TV đã tăng tần số làm tươi trên nhiều dòng sản phẩm lên 120Hz, thậm chí 240Hz để hạn chế nhược điểm kể trên.

Tần số làm tươi (Refresh Rate) trên TV có quan trọng không?

Sự khác biệt về tốc độ làm tươi trên TV (60Hz và 144Hz)

Tuy nhiên, tốc độ làm tươi chỉ thực sự có tác động lớn trong trường hợp bạn xem phim hoặc chơi trò chơi với số khung hình lớn, như 30 khung hình / giây hoặc 60 khung hình / giây. Nhưng trong khi, hầu hết các nội dung video, hay các kênh truyền hình ngày nay hầu hết chỉ hỗ trợ tốc độ khung hình tương đối thấp.

Vì vậy, các mẫu TV hiện nay có cách khắc phục bằng cách đặt phông nền đen vào giữa các lớp ảnh thông thường, nhằm đánh lừa mắt người xem không bị nhòe, hình ảnh không rõ nét. Trên một số mẫu TV khác, nhà sản xuất áp dụng công nghệ tự tái tạo và chèn khung hình, hiển thị chuyển động giữa hai bức tranh bình thường. Đây đều là những giải pháp giải quyết vấn đề khá thông minh và hiệu quả, vì chúng sẽ cải thiện cơ bản trải nghiệm xem TV của bạn.

Tóm lại, nếu bạn có đủ khả năng chi trả và muốn trải nghiệm TV tốt, hãy tìm những mẫu TV có tần số làm tươi càng cao càng tốt. Thông thường, 120Hz được coi là mức tiêu chuẩn với mặt bằng chung của các TV hiện nay.

Nguyên Nguyên

Theo Tomsguide

Vzone.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *